Âm nhạc Âu – Mỹ ngày nay đã và đang ngày càng mở rộng độ phủ sóng trên toàn cầu. Khi đến bất kì một quán cà phê, trà sữa,… chúng ta đều có thể nghe được những bài hát Âu – Mỹ hot hit. Đối với những fan ruột của USUK thì tiếng lóng trong bài hát đã không còn quá xa lạ. Những từ ngữ bình thường theo sự thay đổi của thời gian đã được phủ thêm một tầng nghĩa khác hơn. Ban đầu chúng chỉ được dùng trong cuộc sống thường ngày. Thế nhưng âm nhạc là không giới hạn nên đương nhiên tiếng lóng cũng được đưa vào âm nhạc. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những tiếng lóng tiêu biểu trong âm nhạc mà chỉ những fan âm nhạc thực thụ mới hiểu hết được.
Mục Lục
Tiếng lóng là gì?
Tiếng lóng được hình thành là điều tất yếu trong quá trình phát triển của ngôn ngữ. Hiện nay người ta sử dụng tiếng lóng khá nhiều với mức độ phổ biến cao, đi bất kì đâu không khó để chúng ta có thể nghe thấy một vài câu tiếng lóng. Tiếng lóng là ngôn ngữ biến thể, là sự sáng tạo ý nghĩa dựa trên một ngôn ngữ nào đó và chúng không được công nhận ở bất kì ngôn ngữ nào.
Tiếng lóng có thể xuất hiện ở bất kì quốc gia nào trên thế giới. Khi mà ngôn ngữ chính quốc phát triển, kéo theo đó là sự phát triển đa dạng hơn của tiếng lóng. Chúng được sử dụng một cách khá thường xuyên và sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Thông thường tất cả tiếng lóng không hiểu trực tiếp theo nghĩa đen mà phải hiểu theo ý nghĩa tượng trưng mà họ đã quy ước với nhau từ trước đó.
Những từ tiếng lóng tiêu biểu
Tiếng lóng thứ nhất là “Savage”
“Savage” là từ lóng để chỉ những hành động có xu hướng dã man hoặc độc ác. Giả dụ ai đó bị bồ đá chỉ bằng một tin nhắn, bạn có thể phản ứng bằng “That is totally savage!”. “Savage” có thể gặp trong những bình luận cùa forum âm nhạc chỉ những scandal hoặc sự kiện gây sốc. Nó còn xuất hiện trong các game điện tử như một bình luận vui.
Tiếng lóng thứ hai là “Shade”
“Shade” nghĩa gốc là bóng râm. Nếu bạn “throw shade” vào ai đó, nghĩa là bạn đang nhìn họ bằng ánh mắt cay nghiệt, như khi bạn từ chối hay chỉ trích họ. Trong các diễn đàn âm nhạc, chúng ta thường gặp “Nick Minaj và Cardi liên tục “shade” nhau”, “Chị shade vậy ai chơi lại chị” ám chỉ chiêu thức mỉa mai, chọc ghẹo, chỉ trích sâu cay.
Tiếng lóng thứ ba là “Slay”
“Slay” bắt nguồn từ những năm 1980 và thập niên 90 của thế kỷ trước. trong đó cộng đồng LGBT+ đã dùng nó để khen ai đó về thần thái hay trang phục. “Slay” là một từ khá hài hước thường được sử dụng để khen ngợi. Ví dụ: “Taylor Swift tung album mới như vậy ai slay lại chị?”
Tiếng lóng thứ tư là “Tea”
Thuật ngữ tiếng lóng này cũng xuất phát từ những năm 1980 và 1990, tại cộng đồng LGBT với những Drag Queen đình đám. “Tea” giờ đây mang nghĩa là trao đổi, chờ đợi tin tức về những scandal, tin đồn đang diễn ra. Ví dụ, Taylor Swift và Braun đang cãi nhau, những bình luận “Tea time” và “pha trà nào” ám chỉ sự mong ngóng những tin tức giật gân mới của cộng đồng mạng và khán giả.
Tiếng lóng thứ năm là “Mood”
“Mood” cơ bản là một từ chỉ tâm trạng, và xuất hiện từ các ảnh chế hài hước (meme). Theo Daily Dot, từ “mood” có nguồn gốc từ văn hóa của người da đen. Ví dụ, khi nghe một ca khúc nào đó buồn bã hoặc quá chán, bạn sẽ nghe tới “tụt mood quá”.
Tiếng lóng thứ sáu là “Thirsty”
“Thirsty” nghĩa gốc là khát nước, tuy nhiên vào năm 2010, nó xuất hiện trên Internet với một nghĩa khác. Bắt đầu từ ca khúc “Chinga-A-Ling” của Missy Elliott và các bản nhạc hip-hop, giờ đây từ này có nghĩa như đang khao khát một điều gì đó. Ví dụ, việc chờ đợi Rihanna và Adele ra album quá lâu, cộng đồng mạng sẽ viết: “Em thirsty nhạc mấy chị quá rồi”.
Tiếng lóng thứ bảy là “Twerk”
Theo từ điển tiếng Anh Oxford, cụm từ này mô tả một điệu nhảy gợi dục của người Hồi giáo. Từ này đã được lưu hành từ năm 1820. Vào năm 1993, một ca khúc của DJ Jubilee là “Jubilee All” là một ví dụ đầu tiên về việc từ này được sử dụng trong âm nhạc. Sau này, những người nổi tiếng như Miley Cyrus đã biến “twerk” trở thành một thương hiệu.
Tiếng lóng thứ tám là “Stan”
Từ điển tiếng Anh Oxford mô tả một “stan” là người hâm mộ cuồng nhiệt hoặc ám ảnh quá mực một người nổi tiếng. Từ này bắt nguồn từ ca khúc nổi tiếng của Eminem mang tên “Stan” được ra mắt năm 2000.
Tiếng lóng thứ chín là “Cult following”
“Cult following” tạm hiểu là giáo phái. Một giáo phái bao gồm một nhóm người hâm mộ “điên cuồng” với một tác phẩm văn hóa như nghệ sĩ, phim ảnh, sách báo,… Một cult following có thể không quá đông fan. Nhưng lại trung thành tuyệt đối với Idol. Họ cũng có tên gọi riêng. Họ thực hiện một số điều thông qua Internet như viết truyện fanfic, tạo ra các trang phục, kí hiệu.
Ví dụ, trong âm nhạc, fandom của Lady Gaga là quái vật tí hon. Ngoài ra, rất nhiều ban nhạc rock hoặc indie có lượng cult khá trung thành. Đây chính là nguồn thu nhập giúp họ tồn tại trong ngành công nghiệp âm nhạc.
Tiếng lóng xuất hiện trong các fandom Việt Nam: “Ủng hộ bằng tâm”
“Ủng hộ bằng tâm” là từ xuất hiện trong các fandom âm nhạc tại Việt Nam. “Ủng hộ bằng tâm” chỉ những người nghe nhạc rất thích Idol. Tuy nhiên họ chưa từng mua sản phẩm âm nhạc của thần tượng. Chẳng hạn như album, vé xem concert. Bù lại, họ “cày view”, tham gia bàn luận vì người mình thích.